Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Nhiều quan ngại về an ninh nguồn nước
63% lượng nước mặt của VN chảy về từ nước ngoài, trong khi các dự án thủy điện của Trung Quốc tại thượng nguồn vẫn đang tiếp tục gây ra những căng thẳng.

 


 












 

Nhiều tuyến kênh cấp 2 tại ĐBSCL đang  bị cạn kiệt - ảnh: Chí Nhân



 


Hôm qua 22.3, tại Hà Nội diễn ra cuộc họp lần thứ nhất Nhóm nghiên cứu về an ninh nguồn nước của Hội đồng Hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP). Tham dự cuộc họp có khoảng 30 đại biểu quốc tế đến từ nhiều quốc gia thành viên của CSCAP (Campuchia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga, Úc), đại diện của Lào, một số chuyên gia và học giả về an ninh nguồn nước từ các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế như UNDP, UNESCAP, Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trường và đại diện của nhiều bộ, ngành, cơ quan hữu quan VN.


 


Theo ông Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC), vấn đề an ninh nguồn nước của VN ngày càng rõ nét và có nhiều thách thức. 63% lượng nước mặt của VN là từ nước ngoài, trong đó 92% lượng nước của Mê Kông và khoảng 50% lượng nước sông Hồng từ ngoài lãnh thổ.


 






















 
Chúng ta cần yêu cầu ASEAN lên tiếng, tác động để Trung Quốc nhận thức mức độ nghiêm trọng của vấn đề
Trưởng đoàn CSCAP Thái Lan, ông Suchit
 
 

Cùng với sự phát triển và gia tăng dân số, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao, các vấn đề ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước đến từ trong và cả ngoài quốc gia tạo thành những mối đe dọa lớn về an ninh nguồn nước và những thách thức cho an ninh lương thực của VN.


 


Đánh giá về tình hình an ninh nguồn nước của khu vực sông Mê Kông, TS Lee Seung Ho, thành viên CSCAP Hàn Quốc, cho rằng việc vắng mặt Trung Quốc (TQ) và Myanmar trong thành phần Ủy hội sông Mê Kông (MRC) sẽ khiến những nỗ lực của MRC trở nên khó khăn hơn. "Lý do là những cam kết ràng buộc giữa các thành viên của MRC là hoàn toàn không có hiệu lực đối với TQ và Myanmar", TS Lee nói. Điều đáng nói là hai quốc gia này có một phần lãnh thổ nằm phần thượng nguồn lưu vực, đóng góp gần 18% tổng lượng dòng chảy sông Mê Kông nhưng không tham gia cơ chế hợp tác Mê Kông. Đặc biệt là TQ đã và đang phát triển mạnh hàng loạt các công trình hồ chứa thủy điện lớn trên dòng chính Mê Kông, gây ra những quan ngại cho các quốc gia ở hạ lưu. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên MRC cũng thiếu nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến những tác động, hậu quả do việc xây dựng các đập thủy điện, tình trạng ô nhiễm, mà thay vào đó chỉ là việc giám sát, thu thập số liệu...


 














 

Các cuộc họp tiếp theo của nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ được tổ chức tại Campuchia, Thái Lan và Nhật Bản trong năm 2011-2012. Trong các cuộc họp tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ bàn các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác khu vực và soạn thảo bản ghi nhớ của nhóm để đệ trình lên các kênh ngoại giao chính thức xem xét thông qua.


 

Theo TS Lee, cho đến năm ngoái TQ mới miễn cưỡng cung cấp một số thông tin về Mê Kông với các nước hạ nguồn, trong đó có VN. Tuy nhiên, trên thực tế các dự án thủy điện của TQ tại thượng nguồn Mê Kông vẫn đang tiếp tục gây ra những căng thẳng cho khu vực. Chuyên gia của Hàn Quốc khẳng định MRC cần quyết liệt hơn trong việc vận động TQ vào tổ chức này, tạo thành một cơ chế mới cho việc chia sẻ thông tin. Nhưng việc đưa TQ vào ngồi cùng bàn với MRC không phải là một việc dễ dàng, bởi nước này đã nhiều lần từ chối gia nhập MRC. Theo ông Suchit Bunbongkarn, Trưởng đoàn CSCAP Thái Lan, điều mà TQ vẫn luôn luôn khẳng định là những gì họ làm ở thượng nguồn không gây ra tác hại nào đáng kể với các nước hạ nguồn. Nhưng thực tế không ai biết rõ và có thông tin về những gì người TQ đang làm ở thượng nguồn sông Mê Kông.


 


Theo Trưởng đoàn CSCAP Thái Lan, việc TQ không minh bạch và chia sẻ thông tin nhỏ giọt về Mê Kông là điều khiến các quốc gia hạ nguồn vô cùng quan ngại. Ông cho rằng, các thành viên của MRC cùng với Myanmar có thể đề nghị đưa vấn đề này vào nghị trình của ASEAN. "Chúng ta cần yêu cầu ASEAN lên tiếng, tác động để TQ nhận thức mức độ nghiêm trọng của vấn đề", ông Suchit cho biết.


 


TS George Radosevich, Hiệp hội Quốc tế về Luật Nước, cho rằng các quốc gia hạ nguồn có thể đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc. "Nếu các bạn chứng minh được những tác động nghiêm trọng ảnh hưởng đến Mê Kông từ những hoạt động của TQ ở thượng nguồn, chắc chắn TQ sẽ phải cung cấp thông tin và hợp tác. Đơn giản là họ sẽ không muốn mình bị cô lập trong tiến trình này", ông Radosevich nói.


 


Nguyên Phong - Thanh Niên


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)
    Con gái Mark Zuckerberg nghĩ bố chăn bò để kiếm sống (19-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Miền Bắc đang trải qua tháng 3 rét lịch sử (17-03-2011)
    Hàng xa xỉ vẫn tuôn về (17-03-2011)
    Hà Nội: Mưa lớn, cây đổ (15-03-2011)
    Niềm vui 8/3 bình dị của mẹ quê  (07-03-2011)
    Ngao xào sa tế cay cay (07-03-2011)
    Đề phòng gạo giả (03-03-2011)
    Bữa cơm thời bão giá (01-03-2011)
    Sông lớn cạn khô, miền Trung sẽ hạn khốc liệt (23-02-2011)
    Giá xăng lên 19.300 đồng từ 10h sáng nay (23-02-2011)
    “Án tử” cho đồng bằng sông Cửu Long? (22-02-2011)
    Đập Xayabury sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam (21-02-2011)
    Đôla hạ nhiệt kéo vàng đi xuống (21-02-2011)
    Nguy cơ thiếu nước ngọt (20-02-2011)
    10% gạo trên thị trường Trung Quốc bị nhiễm độc  (16-02-2011)
    Phở bò bán cho "đại gia" có gì khác biệt? (16-02-2011)
    Thả khách giữa đường, tàu Bắc - Nam bị lập biên bản (12-02-2011)
    Gian nan đường về Sài Gòn sau Tết (07-02-2011)
    Tàu hỏa đâm xe trên cầu, nhiều người thương vong (06-02-2011)
    Chùa Kyaiktiyo (Golden rock) (31-01-2011)
    Sa Pa vắng khách dịp Tết vì rét đậm (31-01-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152772530.